Có thể mỗi ngày bạn đều thưởng thức một ly, nhưng liệu câu hỏi “Trân châu là gì?” có làm bạn lúng túng? Nắm được nguồn gốc và bản chất của loại nguyên liệu và cũng là thức uống này, bạn có thể tạo ra sự khác biệt cho món trà sữa của bạn. Cùng nhau giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!

Mục Lục
Chẳng đâu xa lạ mà ở ngay trong ly trà sữa thơm ngon mà bạn thưởng thức mỗi ngày
Cầm trên tay một ly trà sữa trân châu, đa phần người ta sẽ chẳng quan tâm nó có nguồn gốc từ đâu hay được làm từ nguyên liệu gì. Thế nhưng đằng sau hạt nguyên liệu thơm ngon bé nhỏ đó lại là cả một kho những câu chuyện hết sức thú vị. Gần ngay kế bên mà chưa hẳn ai cũng biết, trân châu có một nguồn gốc xuất xứ cũng như nét văn hóa ẩm thực đặc sắc.
Trước khi nói về hạt trân châu, chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về trà sữa trân châu truyền thống. Khi du nhập vào Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung, trà sữa trân châu được nhắc đến bằng một cụm từ trong tiếng Anh đó là “bubble tea”, tạm dịch là trà bong bóng. Nhiều người lầm tưởng từ “bubble” trong đó là hạt trân châu. Trên thực tế nó ám chỉ những bọt bong bóng trên bề mặt ly trà sữa khi được lắc trong quá trình chế biến.

Tìm hiểu thêm về Trà sữa Trân Châu trên website chính thức của Nguyên liệu pha chế Hải Thụy
Trân châu từ A đến Z
Hạt trân châu cơ bản được làm từ củ sắn (cũng có nơi gọi là củ mì). Củ được rửa sạch, bào vỏ và xay thành bột, sau đó đem luộc bằng cách đun sôi với nước cho đến khi chín hoàn toàn. Khi chín đều, trân châu sẽ nở ra đáng kể và kết lại thành dạng keo mềm dai màu trắng ngà. Hỗn hợp keo này có thể được tách thành từng viên rời nhau, sau đó được đặt trong điều kiện nhiệt độ lạnh trong vòng 30 phút. Hạt trân châu sau khi chế biến có thể dùng được trong vòng 7 giờ đồng hồ là ngon nhất.
Trân châu sau khi “ra lò” có thể được ngâm trong đường với mật ong để tăng thêm hương vị cho hạt trân châu cũng như tạo nên màu nâu đất trong suốt đặc trưng. Hình dạng hạt trân châu thường sẽ không được tròn vành, nhưng cơ bản là có hình thù như viên bi nhỏ, màu nâu trong veo bên ngoài và đậm dần vào trong lõi. Hạt trân châu làm từ củ sắn hay củ mì đúng điệu sẽ có độ dai nhất định. Sau này, người ta có thể cải tiến để làm tăng độ mềm dai cho hạt bằng cách trộn thêm vào củ mì một số loại nguyên liệu bột khác.

Người thưởng thức sẽ dùng một loại ống hút có đường kính to hơn ống hút thông thường để hút hạt trân châu. Một số quán xá hoặc vùng miền khác có thể dùng muỗng (thìa) để vớt hạt trân châu dưới đáy ly. Tùy theo thị hiếu mà khách có thể dùng ít đá hoặc nhiều đá, dùng tại chỗ trong ly thủy tinh hoặc mang về bằng ly nhựa. Xu hướng hiện nay, người dùng đã quen với việc sử dụng ly nhựa ngay cả khi ngồi uống tại quán.
Thay thế cho hạt trân châu, người ta còn sử dụng một số loại hạt hay thạch khác như thạch dừa, thạch Konjac, thạch trái cây, thạch thủy tinh, thạch Socola… làm cho hương vị của món trà sữa thêm da dạng và nhiều sự lựa chọn hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Thêm vào đó, để làm phong phú cho menu của quán, chủ quán hay người pha chế còn sáng tạo thêm những loại thức uống khác nhau bằng việc thêm vào các loại topping hoặc hương liệu khác. Tuy nhiên, về cơ bản, cách thức pha chế và trình bày ly nước uống cũng bắt nguồn từ trà sữa trân châu truyền thống.

Những “phiên bản” khác nhau của hạt trân châu mỗi ngày càng thêm phong phú
Ngoài việc thay thế hẳn hạt trân châu bằng các loại hạt hay thạch khác, trà sữa trân châu còn được biến tấu theo nhiều hình thức khác bằng việc thay đổi nguyên liệu tẩm ướp hạt. Thời gian gần đây đã rộ lên xu hướng dùng trân châu được pha chế và tẩm ướp từ các loại đường khác như đường nâu, đường đen hay mật ong cùng các loại hương liệu khác. Từ đó, ta lại có thêm rất nhiều những món uống khác, ví dụ như trà sữa trân châu đường đen, trà sữa trân châu đường nâu, trà sữa mật ong trân châu hay ngay cả món nước rất được ưa chuộng trong năm vừa qua là món rau má pha cũng có thành phần hạt trân châu bên trong.
Dẫu là sử dụng thêm nguyên liệu hay phương cách pha chế nào, hạt trân châu truyền thống vẫn là thức uống được ưa chuộng nhất và có lịch sử phát triển lâu hơn cả. Theo thời gian, thị hiếu của khách hàng sẽ thay đổi và hình thành nên những xu hướng mới, nhất là trong giới trẻ. Theo đó, trà sữa trân châu truyền thống sẽ còn tiếp tục được biến tấu và hình thành nên rất nhiều “phiên bản” khác nữa, làm phong phú thêm cho danh mục các thức uống từ trân châu vốn đã rất đa dạng.
