Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ “Dairy-Free” và “Non-Dairy”

Pha chế là một môn nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế của Barista. Từng nguyên liệu thêm vào dù chỉ với lượng rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm. Trên bao bì thường niêm yết rất nhiều thông tin mà nếu không để ý, rất có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn, đặc biệt khi bạn là người mới bước chân vào ngành. Cùng tìm hiểu hai khái niệm khá cơ bản là Dairy-Free và Non-Dairy.

Non-dairy là gì? Dairy-free là gì?

Nhãn thực phẩm có thể gây nhầm lẫn và dẫn đến những hệ quả rất tai hại, đặc biệt là khi bạn mua cho những người có chế độ ăn kiêng khắt khe hoặc người bị dị ứng với một số thành phần nào đó. Thuật ngữ Dairy-free Non-dairy là một trong số rất nhiều những ví dụ cụ thể mà bạn dễ nhầm lẫn khi mua các loại nguyên liệu.

Dairy-free

Trong khi hầu như chưa có một định nghĩa chính xác của Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm (gọi tắt là FDA) về cụm từ này, rất nhiều các sản phẩm được dán nhãn này trên bao bì theo nghĩa hiểu là “sản phẩm không chứa thành phần từ sữa”. Thực tế cho thấy bạn có thể dựa vào tên sản phẩm để có thể biết chính xác nghĩa hiểu của cụm từ này. Ví dụ như nếu sản phẩm bạn mua là đồ chay, thì hiển nhiên nếu có dòng chữ này trên đó thì chắc chắn một điều là sản phẩm sẽ không chứa các thành phần như trứng, sữa hay phô mai.

Các sản phẩm được dán nhãn này trên bao bì theo nghĩa hiểu là “sản phẩm không chứa thành phần từ sữa”.

Mặc dù bạn có thể sẽ cảm thấy yên tâm phần nào khi trên nhãn mác sản phẩm ghi dòng chữ này, nhưng theo khuyến cáo, đặc biệt đối với những người có tiền sử dị ứng với các thành phần từ sữa hoặc người ăn kiêng, ăn chay buộc ngặt thì luôn luôn cần phải đọc kỹ thành phần trên bao bì trước khi sử dụng.

Sau đây xin đưa ra một vài sản phẩm Dairy-free và Non-dairy giúp các bạn dễ dàng so sánh

  • Sữa thực vật như sữa đậu nành, hạnh nhân, sữa dừa
  • Một số món tráng miệng như Sherbet, trái cây đông lạnh đóng hộp, các loại bánh khô
  • Bơ đậu phộng, các loại hạt và ngữ cốc
  • Các loại Protein như đậu đỗ, thịt…
  • Đậu phụ và pho mát làm từ đậu nành
  • Súp rau và súp thịt
Sữa thực vật như sữa đậu nành, hạnh nhân, sữa dừa

Non-dairy

Cơ quan FDA có một định nghĩa cho cụm từ này. Tuy nhiên, theo định nghĩa đó của FDA, một vài sản phẩm Non-dairy vẫn có sự hiện diện của một số hợp chất có trong thành phần sữa như Casein, váng sữa và các dẫn xuất khác. Casein là một loại Protein được tìm thấy trong sữa, phô mai và một số thực phẩm chế biến khác. Whey Protein là một trong những sản phẩm phổ biến hiện nay thuộc nhóm Non-dairy. Ngoài ra, bạn có thể biết đến một số loại cà phê không sữa, pho mát không sữa nhưng chứa Casein, váng sữa và các dẫn xuất của nó. Rõ ràng, các sản phẩm này không hề chứa sữa mà chỉ là một thành phần của nó mà thôi.

Cụm từ Non-dairy được đưa ra theo quy định của FDA là sản phẩm của sự phát triển ngành công nghiệp chế biến, trong đó có các sản phẩm từ sữa. Những người tiên phong trong ngành này muốn phân biệt các dòng sản phẩm Non-dairy với các hình thức chế biến khác vẫn dựa trên nguyên liệu chính từ sữa và sử dụng nó một cách trực tiếp mà không có sự thay đổi thành phần.

Một vài sản phẩm Non-dairy vẫn có sự hiện diện của một số hợp chất có trong thành phần sữa như Casein…

Như vậy có thể hiểu có rất ít lựa chọn cho các sản phẩm thuộc loại Dairy-free. Do đó, rất khó để một ai đó theo đuổi chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt chỉ toàn rau hoặc đúng bản chất “không sữa”. Thay vào đó, ngày càng nhiều các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi phục vụ nhu cầu ăn kiêng này theo một hướng dễ chịu hơn, đó chính là sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ sữa hay một loại dẫn xuất của nó mà không hoàn toàn mang tính chất của sữa nguyên vị.

Để thực hiện được đúng mục đích và mong muốn của mỗi người ăn kiêng theo chế độ Dairy-free khắt khe hay Non-dairy “dễ chịu” hơn, bạn có thể phân biệt một cách đơn giản theo những bước sau đây

  • Đọc nhãn thật kỹ, đặc biệt là thành phần của sản phẩm. Điều này cho phép bạn biết được bạn có thể bị dị ứng với thành phần nào đó trong sản phẩm hay không. Phản ứng của cơ thể những người này đối với các chất gây dị ứng là rất nguy hiểm. Chính vì vậy, không nên chỉ dừng ở việc xem nhãn Dairy-free hay Non-dairy mà nên tiến hành đọc hết và đầy đủ các thông tin.
  • Tra cứu thông tin trên Internet. Đôi khi bạn sẽ tìm thêm được những điều thú vị và hữu ích hơn nhiều so với những thông tin ít ỏi ghi trên bao bì. Thậm chí, bạn còn nhận được lời khuyên và “reviews” từ những người có cùng thể trạng với bạn mà họ đã từng sử dụng qua sản phẩm. Đó sẽ là những lời khuyên rất hữu ích cho bạn.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Hãy tập thói quen ăn uống một cách điều độ và giàu dinh dưỡng. Đó là những bữa ăn được nấu nướng chỉn chu từ bàn bếp chứ không chỉ là những loại đồ hộp hay túi thức ăn nhanh.
Các dòng sản phẩm Non-dairy với các hình thức chế biến khác vẫn dựa trên nguyên liệu chính từ sữa và sử dụng nó một cách trực tiếp mà không có sự thay đổi thành phần.

Với 3 bước đơn giản này, bạn hoàn toàn có thể tránh được sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm rất gần gũi và có sự sai khác không đáng kể này. Sản phẩm dẫu thuộc dòng Dairy-free hay Non-dairy cũng đều sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho một đối tượng khách hàng sử dụng nào đó. Quan trọng là bạn biết và nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình để có dược sự cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cho riêng mình qua ba bước đơn giản được gợi ý trong bài. Cuộc sống sẽ thú vị hơn nhiều khi bạn biết và nắm rõ thông tin về những gì mình đang đưa vào cơ thể.

Nguồn: www.thespruceeats.com

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x