Phân Biệt Cơ Bản Cho #7 Loại Trà Phổ Biến Trên Thị Trường Hiện Nay

Trà là thức uống quốc gia của Trung Hoa đại lục. Nguồn gốc của rất nhiều loại trà trên thế giới có xuất xứ từ đất nước đông dân nhất thế giới này. Ngoài bề dày về mặt lịch sử phát triển, trà còn được biết đến bởi những tác dụng của nó đối với sức khỏe con người, khiến nó dần trở thành một loại thức uống phổ biến trên toàn thế giới.

Trà là thức uống quốc gia của Trung Hoa đại lục.

Các loại trà chủ yếu khác nhau về quá trình chế biến và độ lên men. Cơ bản, những loại trà trên thế giới được chia thành các loại như trà xanh, trà đen, trà vàng, trà Oolong, trà tươi hoặc trà lên men. Mỗi loại đểu có điểm chung và cũng có điểm khác biệt nhất định. Cùng Hải Thụy tìm hiểu về sự khác biệt của những loại trà này nhé.

Các loại trà chủ yếu khác nhau về quá trình chế biến và độ lên men.

1. Trà Xanh hay chè xanh hoặc Lục Trà (Green tea)

Trà xanh là loại trà lâu đời nhất và phổ biến nhất. Nó đã được sử dụng như một loại thức uống ở Trung Quốc khoảng vài nghìn năm trở về trước. Trà xanh được thu hoạch từ chồi non của cây trà. Lá trà sau đó được sấy khô và chế biến theo từng loại mong muốn.

Trà xanh là loại trà lâu đời nhất và phổ biến nhất.

Các kỹ thuật chế biến Trà Xanh chia chúng thành 3 loại: loại làm ráo nước, loại cuốn lá và loại sấy khô. Trà xanh truyền thống có màu mận nhạt và trong vắt có vị cô đặc rất đặc trưng của lá trà tươi chưa qua chế biến hoặc ít chịu các tác nhân vật lý như gia nhiệt hoặc sấy.

Trà xanh truyền thống có màu mận nhạt và trong vắt có vị cô đặc rất đặc trưng của lá trà tươi.

2. Trà Vàng hay Hoàng Trà (Yellow tea)

Trà vàng được chế biến bằng cách để cho lá trà tươi trở nên khô tự nhiên và chuyển thành màu vàng như các loại thực vật vào mùa thu. Nó có mùi thơm đặc biệt tương tự như trà đỏ nhưng hương vị lại gần hơn với các loại trà xanh và trà trắng. Trà vàng hay đúng hơn là Hoàng Trà cũng là cụm từ được dùng để chỉ các sản phẩm trà thượng hạngdùng để dâng tiến các vị hoàng đế hay lãnh chúa. Đơn giản là vì màu vàng là màu truyền thống của hoàng tộc.

Trà vàng được chế biến bằng cách để cho lá trà tươi trở nên khô tự nhiên và chuyển thành màu vàng như các loại thực vật vào mùa thu.

3. Trà trắng hay Bạch Trà (White tea)

Trà trắng là trà xanh chưa lên men, chưa được nấu chín hoặc qua một công đoạn chế biến nào khác nhưng được đưa vào làm khô nhanh chóng. Đây là một đặc sản của vùng Tỉnh Fujan, có màu nhạt hơn các loại trà khác và có hương vị nhẹ nhàng, tinh tế.

Trà trắng là trà xanh chưa lên men, chưa được nấu chín hoặc qua một công đoạn chế biến nào khác.

Bạch Trà là cái tên có nguồn gốc từ cách gọi của những người dân nghèo Trung Quốc, khi họ không có một loại mỹ vị nào để tiếp khách, mà chỉ dùng đến một loại trà đơn giản trong gia đình tự chế, có vị thanh thoát và dân giã.

Bạch Trà là cái tên có nguồn gốc từ cách gọi của những người dân nghèo Trung Quốc

4. Trà Oolong

Trà Oolong có đặc điểm khá gần với trà xanh khi nó cũng không được lên men để giữ lại những đặc tính độc đáo vốn có của lá trà. Có thể nói trà Oolong là sự kết hợp giữa trà xanh và trà đỏ. Trà Oolong là sự kết tinh hương vị và chất lượng thơm ngon nhất của hai loại trà nói trên. Một vài nơi nhận diện trà Oolong theo một hình ảnh rất cụ thể là “trà lá xanh với viền đỏ”. Loại trà này được cho là có tác dụng phân hủy chất béo và được coi là một trong những loại thức uống hỗ trợ giảm cân và làm đẹp.

Trà Oolong có đặc điểm khá gần với trà xanh khi nó cũng không được lên men để giữ lại những đặc tính độc đáo vốn có của lá trà.

5. Trà đen hay Hồng Trà (Black tea)

Trà đen là một nhánh phân loại lớn thứ hai tại Trung Quốc và trên thế giới. Nó được làm từ các chồi non của lá trà, được làm héo, cuộn lại, lên men và sấy khô. Kết quả của quá trình này là tạo ra cho loại trà đen một màu sắc rất bắt mắt và một hương vị đậm đà tuyệt hảo.

Trà đen là một nhánh phân loại lớn thứ hai tại Trung Quốc và trên thế giới.

6. Trà đắng (Dark tea)

Trà đậm hay trà đắng ngoài việc lên men bình thường còn có sự hỗ trợ bởi một số loại vi sinh vật. Toàn bộ quy trình này bao gồm 6 bước: loại bỏ nước, cán mỏng lần đầu, xếp lớp, cán mỏng lần hai, nướng và sấy khô.

Trà đắng hay trà đậm ngoài việc lên men bình thường còn có sự hỗ trợ bởi một số loại vi sinh vật.

7. Trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ thực sự rất giống với trà đậm, nhưng lại được xếp riêng, vì mang những đặc tính nổi bật và khác biệt. Trà phải được làm từ một giống trà có lá lớn, mọc dại hoặc canh tác ở một khu vực nhất định, sau đó được chế biến theo hình thức trà nén.

Trà Phổ Nhĩ thực sự rất giống với trà đậm, nhưng lại được xếp riêng, vì mang những đặc tính nổi bật và khác biệt.

Trên đây là những đặc điểm cơ bản nhất giúp bạn phân biệt 7 loại trà phổ biến nhất hiện nay trên thị trường, nhất là tại Việt Nam. Tựu chung, cách phân biệt chủ yếu dựa trên quy trình sản xuất, màu sắc của thành phẩm hoặc quá trình lên men hay giữ nguyên lá trà. Với những thông tin tóm lược này, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được đại đa số các sản phẩm trà đang có mặt trên thị trường hiện nay.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x