Một loại hạt không còn xa lạ với người việt nam chúng ta, khi các xe hạt dẻ luộc hấp tuy nhiên việc hạt dẻ thực sự mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nào đối với sức khỏe, thì chắc chúng ta chưa nắm được rõ hết. Qua bài viết này, hi vọng Hải Thụy sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Hạt dẻ không chỉ thu hút người tiêu dùng bởi hương vị thơm ngon, béo bùi lại rất tốt cho sức khỏe, hạt dẻ đã trở thành loại hạt rất được yêu thích tại Việt Nam.
Mục Lục
Khám phá nguồn gốc
Hạt dẻ còn gọi là sơn hạch đào, là hạt của cây dẻ có tên khoa học là Castanea Mollissima và tên tiếng anh là Chestnut, thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae). Đây là loại hạt có vị ngọt nhẹ, khi ăn rất bùi và béo. Khi chín, quả hạt dẻ sẽ tự rụng xuống đất, hạt có màu nâu đen, vỏ căng bóng. Hạt dẻ được bao bọc bởi một lớp vỏ ngoài có rất nhiều gai và mỗi quả hạt dẻ thường sẽ chứa từ 1 đến 4 hạt dẻ nhỏ bên trong. Mùa hạt dẻ sẽ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10 Dương lịch hàng năm. Cây hạt dẻ thuộc loại thân gỗ, cao, có tuổi thọ sống rất lâu năm. Theo đó, mỗi cây sẽ cho khoảng 60 năm lấy hạt. Nguồn gốc của loại cây thân gỗ này bắt nguồn từ khu vực châu Âu và một số nước Tiểu Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay, cây hạt dẻ được trồng khá nhiều ở khu vực châu Á. Tại Việt Nam, Sapa và Cao Bằng là hai tỉnh thành trồng rất nhiều cây hạt dẻ.

Nữ hoàng “bụ bẫm chất dinh dưỡng” trong họ nhà hạt khô
Hạt dẻ không chỉ là món ăn vặt yêu thích của các thế hệ trong gia đình, từ những người lớn tuổi cho đến trẻ nhỏ, cả phần cây và hạt dẻ đều mang lại rất nhiều giá trị kinh tế. Ngoài phần hạt thì thân cây hạt dẻ cũng được thu hoạch để lấy gỗ phục vụ sản xuất đồ nội ngoại thất nhà cửa. Nếu các loại hạt quả khô thường được biết đến với hàm lượng calo cao thì hạt dẻ lại giống như một “gã ngang ngược, độc lạ” khi chứa tương đối ít calo, ít chất béo. Thay vào đó, thành phần chủ yếu của hạt dẻ sở hữu kha khá các vitamin B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe…
Đầu tiên phải kể đến, Hạt dẻ có thể giúp cải thiện tiêu hóa của bạn. Vì chất xơ trong hạt dẻ, giúp điều chỉnh nhu động ruột và hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong ruột, giúp bạn cải thiện đường tiêu hóa.
Vì trong hạt dẻ có chứa nhiều Aescin, đặc biệt là hạt dẻ ngựa có khả năng chống viêm rất tốt. Với những bệnh nhân đang bị suy tĩnh mạch mãn tính hay mới phẫu thuật, bị chấn thương hãy ăn hạt dẻ thường xuyên để làm giảm tình trạng sưng, viêm.
Ngoài ra thành phần Aescin có trong hạt dẻ không chỉ chống viêm mà còn có khả năng làm giảm sự phát triển của các tế bào gây ung thư, nhất là ung thư bạch cầu, ung thư gan hay ung thư đa u tủy. Từ đó, hạt dẻ còn có thể tiêu diệt được các tế bào gây ung thư tuyến tụy và ung thư phổi.

Một trong những công dụng hạt dẻ mang lại nữa đó là tăng cường chất sắt. Những chị em đang trong chu kỳ “rụng dâu” thì nên ăn các loại hạt dẻ. Bởi, hàm lượng sắt trong loại hạt này cao, như một cách bổ sung máu.
Vì hàm lượng hợp chất Flavonoid trong hạt dẻ rất cao nên hạt dẻ có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do. Khả năng chống oxy hóa mạnh của hạt dẻ cũng đã được chứng minh rất nhiều trong các phòng thí nghiệm.
So với các loại hạt khác, hàm lượng vitamin C trong hạt dẻ rất dồi dào. Đặc biệt, lượng tinh bột trong hạt dẻ được sử dụng làm ngũ cốc cung cấp năng lượng cho cơ thể rất tốt. Với những người thường xuyên tập gym, tập thể hình, vận động viên… duy trì thói quen ăn hạt dẻ đều đặn sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn khá nhiều.

Đặc biệt, trong hạt dẻ có hiện diện của một số vitamin B, bao gồm vitamin B6, riboflavin, thiamine và folate trong hạt dẻ có khả năng giữ cho não của bạn khỏe mạnh và bảo vệ chống lại các rối loạn thoái hóa thần kinh, đồng thời ngăn ngừa các rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.
Hạt dẻ chứa một lượng đáng kể canxi, vitamin K, magiê và đồng, tất cả những chất dinh dưỡng thiết yếu này giúp cải thiện sức khỏe của xương. Hạt dẻ giúp bạn giảm nguy cơ bị loãng xương, giảm tỷ lệ gãy xương.
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời trên, nhiều người sẽ phải kinh ngạc khi biết rằng công dụng của hạt dẻ là chống lão hóa da. Hàm lượng vitamin E trong hạt dẻ giúp bạn có làn da khỏe khoắn hơn mỗi ngày. Hơn nữa, vitamin E có trong loại hạt dẻ còn bảo vệ da khỏi tia cực tím, chống ung thư da và đẩy lùi quá trình lão hóa sớm do các tác nhân bên ngoài.

Ở Việt Nam, có các loại hạt dẻ nào?
Từ lâu giống hạt dẻ đã gắn bó với đời sống của người Tày, Nùng ở Cao Bằng và là nguồn thu nhập đáng kể vào mỗi mùa thu hoạch. Huyện Trùng Khánh, cách TP Cao Bằng khoảng 58 km là thủ phủ của loại hạt dẻ thơm bùi ít nơi đâu sánh được. Hàng năm, cứ vào đầu mùa thu là hạt dẻ bắt đầu chín và có thể thu hoạch được. Cùng Hải Thụy điểm qua một số loại hạt dẻ đang được bán tại Việt Nam nhé!
Hạt dẻ Sapa: Đầu tiên loại hạt dẻ Sapa đập vào mắt với phần vỏ bóng, màu nâu sẫm. Kích thước hạt to gấp 4 lần loại hạt dẻ rừng. Khi tách vỏ bạn sẽ thấy có một lớp vỏ mỏng lụa màu cam phủ lên trên bề mặt.
Hạt dẻ rừng: Hình dáng quả gần tương tự như quả chôm chôm rừng. Phần vỏ hạt mỏng, màu nâu sẫm và tương đối dễ bóc. Hạt dẻ rừng khi ăn có vị ngọt thơm, béo ngậy.
Hạt dẻ ngựa: Đây là loại hạt dẻ cho giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao nhất. Bởi tất cả từ hoa, vỏ cây, thân cây và hạt dẻ ngựa đều sử dụng được để hỗ trợ chữa bệnh.

Hạt dẻ Thái Lan: Phần vỏ của loại hạt dẻ này sẽ cứng, có màu nâu. Mỗi quả chỉ có 1 hạt dẻ hình tròn duy nhất. Vì giá thành khá phải chăng nên hạt dẻ Thái Lan được bày bán rất nhiều ở quán xá lề đường.
Hạt dẻ Trung Quốc: Loại hạt này có hình dáng tròn, vỏ hạt mỏng, có màu nâu bóng. Khi ăn, hương vị của hạt dẻ Trung Quốc gần tương tự như loại hạt dẻ Sapa.
Hạt dẻ Nhật Bản: Hạt có hình cầu hơi méo, phần vỏ màu nâu đất dày. Nhân hạt dẻ Nhật Bản có màu vàng sáng bắt mắt. Hầu hết, loại hạt dẻ này đều đã được chế biến sẵn và đóng gói.