Đường đen, nguyên liệu pha chế không thể thay thế

Từ bao đời nay việc sử dụng đường trong văn hóa ẩm thực đã trở nên hết sức quen thuộc đối với khi con người. Không riêng người Việt Nam mà hầu hết các gian bếp đều xuất hiện loại nguyên liệu tạo ngọt này. Theo thời gian, nhu cầu sử dụng của con người đã thay đổi, đường cũng vì thế có rất nhiều biến thể khác nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao. Đường đen cũng ra đời trong xu thế đó.

 

Đường trong văn hóa ẩm thực Á Châu

Ở Châu Á, đại đa số cộng đồng các nước trong khu vực này đều sử dụng nguyên liệu tạo ngọt là đường và hầu hết đường được làm từ cây mía gọi là đường mía. Nói ra điều này để phân biệt với loại đường làm từ củ cải trắng gọi là đường củ cải được sử dụng phổ biến ở khu vực các nước châu Âu và Mỹ Latinh. Văn hóa này chịu tác động bởi điều kiện khí hậu nóng ở các nước gần xích đạo và mát mẻ hơn ở các nước cận cực.

Đường mía có độ ngọt cao hơn hẳn so với đường củ cải. Mặt khác, đường mía lại được chia thành nhiều loại dựa trên độ ngọt và màu sắc của hạt đường. Theo đó, đó đường mía được chia thành các loại như đường đen, đường vàng, đường nâu và đường trắng, trong đó đường đen có độ ngọt cao nhất.

Có thể hiểu đơn giản màu sắc của đường đi kèm theo đó là mức độ ngọt là do quá trình chế biến ở mức thô sơ hay tinh luyện. Nói như thế không có nghĩa là đường đen ít được quan tâm âm đến độ vệ sinh trong quá trình chế biến. Trái lại, để có được hạt đường với chất lượng như mong muốn, phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp và kỹ lưỡng.

các loại đường
Có thể hiểu đơn giản màu sắc của đường đi kèm theo đó là mức độ ngọt là do quá trình chế biến ở mức thô sơ hay tinh luyện.

Đường đen là gì?

Như vậy đường đen là loại đường có độ cô đặc nhất và do đó màu sắc của nó cũng đậm nhất đi kèm với độ ngọt cao nhất. Ngoài những yếu tố này, đường đen vẫn giữ được những đặc điểm vốn có của đường.

đường đen
Đường đen là loại đường có độ cô đặc nhất và do đó màu sắc của nó cũng đậm nhất đi kèm với độ ngọt cao nhất.

Sự đa dụng của đường đen

Đường đen là nguyên liệu tạo ngọt được sử dụng từ rất lâu đời trong các công thức nấu ăn cũng như ngành chế biến thực phẩm. Chính bởi Độ ngọt thanh cùng với màu sắc tự nhiên mà đường đen tên rất được ưa chuộng trong việc chế biến các loại thức uống. Gần đây, đường đen trở nên phổ biến hơn trong giới trẻ Việt Nam nhờ vào vị ngọt thanh rất tuyệt vời khi phối hợp làm nguyên liệu pha chế các món thức uống như như trà sữa trân châu đường đen.

Màu sắc tự nhiên của đường đen còn là yếu tố phù hợp nhất để các Barista lựa chọn làm nguyên liệu pha chế thân thiện, “organic” và có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Song đó, đường đen còn được sử dụng để làm bánh, làm mứt, tạo màu, u trang trí trong ẩm thực, làm màu thực phẩm an toàn. Đường đen còn rất dễ hòa tan nên có thể phối trộn với các nguyên liệu khác như sữa, mật ong hoặc sôcôla.

nguyên liệu đường đen
Gần đây, đường đen trở nên phổ biến hơn trong giới trẻ Việt Nam nhờ vào vị ngọt thanh rất tuyệt vời khi phối hợp làm nguyên liệu pha chế các món thức uống như như trà sữa trân châu đường đen.

Sự đa dụng của đường đen đã có từ rất lâu nhưng chỉ thực sự sự được ứng dụng trong pha chế các loại thức uống vào những năm gần đây. Rất nhiều nguyên liệu tạo ngọt khác đang được bày bán trên thị trường, nhưng khó có nguyên liệu nào có thể thay thế cho đường đen. Sử dụng một cách hợp lý nguồn nguyên liệu tự nhiên này sẽ giúp bạn có được những công thức pha chế tuyệt hảo.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x