Việc nắm trong tay một công thức pha chế ở mức “tuyệt mật” chưa hẳn đã giúp bạn có được một thức uống đúng điệu. Đôi khi, bí quyết chỉ nằm ở những điều hết sức cơ bản. Điều đó còn quan trọng hơn rất nhiều khi tiến hành pha trà, một trong những bước hết sức đơn giản nhưng không phải ai cũng quan tâm đúng mức. Nắm rõ nguyên lý về nhiệt độ được chia sẻ trong bài viết dưới đây, bạn sẽ làm chủ được quá trình pha trà.
Mục Lục
Hơn cả một thói quen, uống trà là văn hóa
Uống trà từ lâu đã vượt qua giới hạn của việc thưởng ẩm mà nó đã trở thành một nét văn hóa mang đặc trưng của vùng miền, lãnh thổ và quốc gia nhất định. Nhưng dẫu là Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc hay Việt Nam, việc pha trà cũng không thể bỏ qua những bước cơ bản như đun nước, hãm trà, ủ trà… Trong tất cả các bước đó, nhiệt độ của nước là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để có được một ấm trà ngon. Bỏ qua việc uống trà theo thói quen chung của mọi người, một khi bạn ý thức được tầm quan trọng của việc pha trà để có được nguyên liệu pha chế trà sữa hoàn hảo, kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn thức uống “độc quyền” mà bạn đang sở hữu.

Tùy theo văn hóa vùng miền và quốc gia mà có những phương cách pha trà khác nhau. Từ dụng cụ pha trà, ly, tách, ấm trà và rất nhiều các vật dụng khác đều có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ. Ngoài ra, loại trà mà bạn sử dụng cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nước. Thông thường, các dụng cụ này nên được chọn là những loại làm bằng sứ hoặc đất nung có tráng men. Mục đích là để giữ nhiệt tốt hơn cho nước trà cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ.
Nước sôi có gì đặc biệt?
Có một điều đặc biệt đó là ai cũng nghĩ rằng nhiệt độ sôi 100 độ khi nước vừa được đun luôn lý tưởng để pha trà. Thực tế lại không phải như thế. Các chuyên ra cho rằng sau khi đun nước đạt đến nhiệt độ sôi, bạn nên chờ trong ít phút cho nhiệt độ giảm xuống đôi chút rồi mới dùng nước đó để tiến hành đổ nước vào trà. Với nhiệt độ nước vừa được đun sôi, bạn chỉ nên dùng để tráng bình chứa hoặc các dụng cụ pha. Mặt khác, các thành phần trong trà như Tanin có thể bị biến tính ở nhiệt độ cao như vậy. Chưa kể, một số loại trà, nhất là trà xanh và trà trắng, rất dễ bị “khét”.
Tương tự như vậy, bạn cũng không thể pha trà ở nhiệt độ thấp hơn được. Mỗi loại trà sẽ có thành phần tương ứng mà chỉ có thể “lấy” ra hết khi pha ở nhiệt độ đúng chuẩn cho từng loại trà đó. Trường hợp này, có thể bù lại bằng việc kéo dài thêm thời gian hãm trà. Tuy nhiên, hình thức này không mấy hiệu quả, thậm chí còn phản tác dụng khi trà bị “chai” do nhiệt độ không đạt, trà chưa “chín” và tạo cảm giác khó chịu khi uống.

Khung nhiệt độ thích hợp để pha các loại trà khác nhau
Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, có thể đưa ra khung nhiệt độ chung cho một số loại trà phổ biến trên thị trường hiên nay như sau:
- Nhiệt độ từ 70 đến 80 độ phù hợp cho các loại trà xanh làm từ búp non
- Nhiệt độ từ 80 đến 90 độ dùng để pha các loại trà lá, trà lá sấy khô, các đọt trà ở khoảng tầng lá thứ 3 hoặc 4 và một số dòng Ô Long nụ mềm.
- Nhiệt độ trên 90 độ là tầng nhiệt cao nhất phù hợp cho các dòng lên men cao.
- Trà đen sẽ đạt độ “chín” với nước sôi kỹ

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc pha trà và nhiệt độ nước
Ngoài yếu tố về nhiệt độ, người am hiểu về trà và thưởng thức trà thường xuyên còn quan tâm đến các yếu tố như mức độ lão hóa của trà (trà cũ hay trà mới), trà dạng bánh hay dạng rời. Về cơ bản, loại trà nào có mức độ oxy hóa cao hơn thì cần nhiệt độ tương ứng cao hơn. Trà cũ và trà bánh thường có mức oxy hóa cao hơn trà mới và trà rời.
Chuẩn nhiệt
Để kiếm soát đúng nhiệt độ mong muốn trong quá trình pha trà, bạn có thể làm theo một số hướng dẫn dưới đây:
- Sử dụng đúng nhiệt độ cho từng loại trà cụ thể và luôn để ý công đoạn rửa trà
- Cảm nhận bằng các vùng giác quan cảm nhiệt như ngón tay, lòng bàn tay, mu bàn tay và cả thính giác (tai) nữa. Cách này, bạn cần phải thường xuyên luyện tập để đạt được khả năng cảm nhiệt nhạy bén và chính xác.
- Sử dụng nhiệt kế: đây là cách chính xác và đơn giản nhất. Nhiệt kế có thể sử dụng loại riêng biệt hoặc tích hợp trong ấm đun. Lời khuyên là bạn nên sử dụng loạt nhiệt kể rời và loại kỹ thuật số, mức độ chính xác sẽ cao hơn.

Cảm nhiệt
Có một phương pháp khác đó chính là cảm nhận bằng thính giác, nghĩa là nghe âm thanh của nước trong bình khi sôi để đoán biết được nước đang sôi ở giai đoạn nào. Nghe thì có vẻ hơi lạ, nhưng trên thực tế người ta chia hiện tượng nước sôi thành ba giai đoạn dễ nhận biết:
- Giai đoạn đầu tiên – nước reo: Ở giai đoạn này bạn sẽ nghe thấy những âm thanh rì rào, quan sát mặt thoáng của bình sẽ thấy gợn lên làn hơi mỏng, bên trong xuất hiện những bong bóng nhỏ li ti nằm ở đáy bình.
- Giai đoạn hai – nước sôi: Các bong bóng khí to dần lên và bắt đầu nổi lên mặt nước và vỡ ra, xuất hiện khí bay lên mạnh và dày hơn.
- Giai đoạn ba – nước sôi già: Bong bóng khí liên tục nổi lên, va đập vào thành bình tạo nên những âm thanh sùng sục, nước bốc hơi liên tục và mạnh mẽ. Với các thiết bị ngắt tự động, đây chính là thời điểm bạn nghe tiếng “cạch” của bộ phận rờ-le ngắt điện.
Phần nước sôi nếu vượt quá nhiệt độ bạn mong muốn, có thể thêm vào một chút nước lạnh để hạ nhiệt. Trường hợp này phải đặt nhiệt kế vào vùng nước hòa lẫn đều nước nóng và lạnh hoặc chờ vài giây sau rồi mới đọc nhiệt độ trên nhiệt kế tích hợp chung với ấm pha trà. Bạn cũng cần lưu ý thêm về thiết bị đun nước dùng điện hay dùng gas hoặc chất đốt. Các ấm trà có thể bị nhiễm khí gas hoặc hơi của các loại chất đốt, vì thẻ lựa chọn ưu tiên luôn là ấm đun nước sử dụng điện.

Hy vọng với việc chú ý quan sát nhiệt độ một cách tỉ mỉ, bạn sẽ bước đầu luyên tập cho mình những bước cơ bản để có được ấm trà ngon như mong muốn. Các thiết bị sử dụng trong việc pha trà rất cần đến sự tinh tế và độ chính xác cao. Mọi chi tiết về các dụng cụ pha chế, xin quý khách vui lòng liên hệ Nguyên liệu pha chế Hải Thụy, nơi cung cấp nguồn hàng đáng tin cậy và uy tín.