#3 Bước đơn giản để có được phần đào ngâm “hand-made” chuẩn bartender

Chẳng cứ gì mùa hè mà bất kỳ thời điểm nào trong năm, món nước uống trà đào cũng chưa bao giờ hết “hot”. Tựa như đến mùa lạnh (hay với các bạn trẻ miền Bắc và các vùng khác là mùa đông), giới trẻ lại không chỉ tìm đến các món nóng hổi vừa thổi vừa ăn, mà các món thức uống lạnh như cà phê, ca cao đá và thậm chí là kem lạnh cũng vẫn được ưa thích như bình thường. Thế nên chẳng có lý do gì để từ chối sự hấp dẫn của mỗi ly trà đào mát lạnh và thơm ngon. Tuyệt vời hơn là bạn có thể pha chế và thưởng thức “món uống bắt trend” này ngay tại nhà với công thức đơn giản mà Hải Thụy sẽ chia sẻ cùng bạn trong bài viết dưới đây.

Chuẩn bị nguyên liệu

Đối với các bạn ưa thích loại đào ngâm đóng hộp được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài hoặc các sản phẩm hàng Việt Nam, thì công việc pha chế món trà đào tương đối đơn giản, Bạn chỉ việc “đập hộp” hũ đào ngâm “mới coong” còn tươi nguyên, lựa cho mình vài miếng đào và chắt lọc lấy chút phần Sirô ngọt có sẵn trong hộp và thêm đá là có ngay một ly trà đào để thưởng thức. Một vài trường hợp có thể bạn không dùng hết hộp đào đã khui, Hải Thụy đã có hướng dẫn chi tiết về cách bảo quản đào ngâm, bạn có thể tìm hiểu thêm để có thông tin hữu ích giúp bạn lưu trữ một hộp đào ngâm được lâu nhé.

Sau đây, nguyên liệu pha chế Hải Thụy sẽ chia sẻ với bạn cách ngâm đào tại nhà để bạn có thể trổ tài khéo tay cho một loại thức uống “hand-made” nhé.

Khi bạn mua trái đào, nên chọn trái còn tương đối xanh, không chín quá, vỏ căng bóng và chắc để sau khi ngâm sẽ không bị rục mà dòn dai vừa chuẩn. Đào sau khi mua về bạn tiến hành rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành nhiều phần để đem đi ngâm. Bạn có thể cắt thành 2, 4 hay 8 miếng tùy theo ý thích và thời gian ngâm. Cắt càng nhỏ thì thời gian ngâm ngắn hơn một chút.

sơ chế đào
Đào sau khi mua về bạn tiến hành rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành nhiều phần để đem đi ngâm

Ngâm đào

Để pha nước ngâm, bạn tiến hành hòa tan hai muỗng muối với nửa lít nước, sau đó bỏ phần đào đã cắt nhỏ vào ngâm. Lưu ý, đào sau khi cắt thì nên ngâm ngay để tránh bị thâm phần vỏ do tiếp xúc với không khí quá lâu. Dung dịch nước muối sau khi khuấy đều cho tan hết, bạn tiến hành bỏ đào vào ngâm cho ngập hết phần đào, đậy kín nắp. Bạn có thể đong một túi nước sạch và đặt lên phí trên hũ đào ngâm làm vật nặng vừa đủ để giữ các miếng đào chìm trong dung dịch nước muối (giống như cách ngâm cà pháo). Ngâm trong khoảng 15phút thì vớt ra, rửa sơ qua một lần nước.

Trong khi chờ đợi ngâm đào, bạn tiến hành nấu nước đường với 500g đường cát và 600ml nước. Một mẹo nhỏ để nấu nước đường là bạn nên đun nước sôi trước khi cho đường. Khi cho đường vào, bạn đổ từ từ và dùng muỗng canh khuấy nhè nhẹ trong khi đổ để đường tan hết mà không bị vón cục hay bị khét do đóng cặn dưới đáy nồi. Sau khi đường tan, bạn đợi cho hỗn hợp sôi trở lại thì cho đào vào vặn nhỏ lửa, đun thêm 10 phút hoặc cho đến khi đào ngấm đường, bề mặt hơi se lại thì tắt bếp.

đào ngâm
Ngâm trong khoảng 15phút thì vớt ra, rửa sơ qua một lần nước.

Sơ chế và làm Sirô

Phần đào trong nồi bạn vớt ra thì đem ngâm liền với một khay đá hoặc nước lạnh để đào được giòn ngon. Phần nước cốt (hay Sirô) thì để nguội khoảng bằng nhiệt độ phòng (32 độ C) thì vắt thêm vài lát chanh hoặc tắc cho thơm và giữ được vị chua thanh. Lưu ý, không nên vắt chanh/tắc khi hỗn hợp Sirô còn đang nóng vì sẽ làm mất vị chua mà sẽ chuyển sang vị đắng chát khi nguội. Một số bạn có thể thay thế chanh/tắc bằng một loại nguyên liệu pha chế khác như Acid Citric và các loại hương liệu khác cho hương vị đậm đà tùy theo sở thích và công thức độc quyền của từng người.

nồi đào ngâm
Phần đào trong nồi bạn vớt ra thì đem ngâm liền với một khay đá hoặc nước lạnh để đào được giòn ngon

Bảo quản

Phần đào miếng và nước cốt Sirô có được bạn đem bảo quản trong tủ lạnh, khi cần uống thì đem ra sử dụng. Bạn nên để cả hai phần tách riêng ra, tránh để chung sẽ khó bảo quản và mau hư. Nên để nhiệt độ phần trái đào và nước cốt hạ xuống bằng nhiệt độ phòng hoặc thấp hơn rồi mới đem bỏ vào tủ lạnh. Đối với miếng đào thì không quá quan trọng, nhưng phần nước cốt hay Sirô, bạn nên đựng trong bình chứa bằng thủy tinh có nắp đậy để giữ được lâu hơn.

Như vậy là chỉ vài thao tác đơn giản, bạn dã có cho mình một phần đào ngâm “nhãn hiệu chính chủ” mà không quá phức tạp, lại có thể tùy ý chế biến thành nhiều hương vị khác, Tùy theo khả năng sáng tạo của bạn mà có thể kết hợp với các loại nguyên liệu pha chế khác để tạo ra món trà đào “hand-made” theo đúng “gu” của mình cũng như thực khách.

hũ đào ngâm
Bạn nên đựng trong bình chứa bằng thủy tinh có nắp đậy để giữ được lâu hơn

Hải Thụy sẽ chia sẻ thêm với bạn những công thức sáng tạo món trà đào theo nhiều kiểu khác nhau, làm phong phú hơn cho món uống đang “hót hòn họt” bất chấp thời tiết và thời gian. Mọi thông tin khác về nguyên liệu pha chế cũng như công thức, hãy liên hệ với nguyên liệu pha chế Hải Thụy để được tư vấn cụ thể.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x